☞Click các nút dưới để xem nội dung bài!
• Trình bày là hình thức chia sẽ kiến thức hoặc ý tưởng với một hoặc nhiều người.
Ví dụ: giải bài toán trên bảng cho cả lớp, thuyết trình về một đề tài, …
• Để việc trình bày hiệu quả hơn, ta dùng các hình vẽ hay biểu đồ.
• Nội dung được chiếu cho mọi người cùng quan sát được gọi là trang chiếu và tập hợp các trang chiếu đó tạo thành bài trình chiếu.
• Phần mềm trình chiếu là chương trình được ra đời nhằm giúp tạo chiếu nội dung trên màn hình.
• Chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu:
◦ 1. Tạo các bài trình chiếu điện tử. Mỗi bài gồm một hay nhiều trang nội dung gọi là trang chiếu.
◦ 2. Trình chiếu các trang lên màn chiếu.
• Mọi phần mềm trình chiếu đều có các công cụ soạn thảo văn bản đơn giản: nhập, sửa, xoá,…
• Có thể làm cho các nội dung trên trang chiếu chuyển động để bài chiếu sinh động và hấp dẫn hơn.
• Máy tính được nối với máy chiếu (projector) và chiếu nội dung trên màn chiếu rộng.
• Ưu điểm: dễ dàng chỉnh sửa, tận dụng khả năng hiển thị màu sắc phong phú của màn hình máy tính.
• Có nhiều phần mềm trình chiếu khác nhau, trong đó Power Point của MicroSoft được sử dụng phổ biến nhất.
• Ngoài các dải lệnh quen thuộc như phần mềm soạn thảo Word hay trang tính Excel, màn hình này còn có các đặc điểm sau:
◦ Trang chiếu: nằm ở vùng chính cửa sổ, hiển thị nội dung.
◦ Các dải lệnh đặc trưng:
▪ Dải lệnh Slide Show: lệnh thiết đặt bài trình chiếu.
▪ Dải lệnh Animations: lệnh tạo hiệu ứng chuyển động đối tượng trang chiếu.
▪ Dải lệnh Transititions: lệnh tạo hiệu ứng chuyển tiếp các slide.
• Tạo bài trình chiếu phục vụ các cuộc họp, hội thảo, tạo các bài giảng điện tử phục vụ dạy và học,…
• Tạo sản phẩm giải trí: album ảnh, album ca nhạc, …
• In các tờ rơi, tờ quảng cáo, trình chiếu thông báo, quảng cáo trên máy tính.
• Bài trình chiếu do phần mềm trình chiếu tạo ra là tập hợp các trang chiếu và được lưu trên máy tính dưới dạng một tệp.
• Các trang chiếu được đánh số thứ tự 1, 2, 3,... từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.
• Với phần mềm trình chiếu, chúng ta có thể thêm trang chiếu mới vào bất kì vị trí nào và được đánh số tự động.
• Công việc quan trọng nhất khi tạo bài trình chiếu là tạo nội dung cho các trang chiếu. Nội dung trên các trang chiếu có thể là các dạng sau:
◦ Văn bản: Thường là những câu ngắn gọn hoặc chỉ là một phần của câu, được trình bày dưới dạng liệt kê.
◦ Hình ảnh, biểu đồ minh hoạ,...
◦ Các tệp âm thanh và các đoạn phim,...
• Các nội dung nói trên gọi là các đối tượng.
• Bố trí nội dung có nghĩa là cách thức sắp xếp vị trí của các thành phần nội dung (văn bản, hình ảnh, biểu tượng tệp âm thanh, tệp phim,...) trên trang chiếu.
• Trang tiêu đề là trang đầu tiên cho biết nội dung bài trình chiếu, trang còn lại là trang nội dung.
• Mỗi trang chiếu thường có nội dung văn bản làm tiêu đề trang và nằm ở trên cùng.
• Các phần mềm trình chiếu thường có sẵn các mẫu bố trí nội dung (layout) trang chiếu.
• Trong đó:
◦ Mẫu 1: thường được áp dụng cho trang tiêu đề.
◦ Mẫu 2: áp dụng cho trang nội dung chỉ có thông tin dạng văn bản.
◦ Mẫu 3: áp dụng cho trang chỉ có tiêu đề và hình ảnh.
◦ Mẫu 4: trang gồm văn bản và hình ảnh.
◦ Mẫu 7: cho trang gồm văn bản và đoạn phim.
• Áp dụng trang chiếu rất đơn giản, có thể thay đổi mẫu áp dụng cho trang chiếu đã có nội dung một cách nhanh chóng mà không cần nhập lại nội dung.
• Nội dung quan trọng nhất trên các trang chiếu là thông tin dạng văn bản.
• Khung văn bản là các các khung với đường biên kẻ chấm mờ.
• Khung tiêu đề trang chứa văn bản làm tiêu đề trang chiếu.
• Khung tiêu đề trang chứa văn bản làm tiêu đề trang chiếu.
• Khung nội dung được định dạng sẵn để nhập văn bản dạng liệt kê làm nội dung chi tiết trang chiếu.
• Các thao tác soạn thảo tương tự như chương trình soạn thảo văn bản.
• Để trình chiếu, nháy chuột vào nút góc dưới cùng bên phải màn hình, khi đó nội dung sẽ được hiển thị.
• Để lần lượt hiển thị các trang chiếu em chỉ cần nháy chuột.
• Nhấn ESC để thoát trình chiếu.
• Nếu muốn trình chiếu từ trang đầu tiên, em mở dải lệnh Slide Show → Form Beginning trong nhóm lệnh Start Slide Show.
Tin học 9 Bài 10: Thêm hình ảnh vào trang chiếu
Phần 1: Lý thuyết Tin học 9 Bài 10: Thêm hình ảnh vào trang chiếu
• Hình ảnh là dạng thông tin trực quan và dễ gây ấn tượng nhất, thường được dùng để minh hoạ nội dung dạng văn bản.
• Trên các trang chiếu, hình ảnh còn làm cho bài trình chiếu hấp dẫn và sinh động.
• Ngoài hình ảnh, chúng ta còn có thể chèn các đối tượng sau đây vào trang chiếu:
◦ Tệp âm thanh.
◦ Đoạn phim.
◦ Bảng và biểu đồ,...
• Phần mềm trình chiếu PowerPoint còn có một bộ sưu tập hình ảnh được tạo sẵn, được gọi là Clip Art.
• Các thao tác chèn hình ảnh, tệp âm thanh hoặc đoạn phim vào trang chiếu là như nhau. Dưới đây là các bước cần thực hiện để chèn hình ảnh:
◦ 1. Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào.
◦ 2. Chọn lệnh Insert → Picture → From File. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện (hình 2).
◦ 3. Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in.
◦ 4. Nháy chọn tệp đồ hoạ cần thiết và nháy Insert.
• Kết quả chèn hình ảnh được thể hiện ngay trên trang chiếu.
• Lưu ý: Ngoài cách trên, ta còn có thể chèn hình ảnh vào trang chiếu bằng các lệnh quen thuộc Copy và Paste.
Có thể chèn nhiều hình ảnh khác nhau vào trang chiếu.
a) Thay đổi vị trí: đưa con trỏ chuột lên trên hình ảnh và kéo thả để di chuyển đến vị trí khác.
b) Thay đổi kích thước: đưa con trỏ chuột lên trên nút tròn nhỏ nằm giữa cạnh viền của hình ảnh và kéo thả để tăng hoặc giảm kích thước chiều ngang (hoặc chiều đứng). Nếu kéo thả nút tròn nhỏ nằm ở góc, kích thước của hình ảnh sẽ được thay đổi nhưng giữ nguyên được tỉ lệ giữa các cạnh
c) Thay đổi thứ tự của hình ảnh
• Khi chèn nhiều hình ảnh lên một trang chiếu, có thể hình ảnh chèn vào sau sẽ che lấp hoàn toàn hoặc một phần hình ảnh khác đã có sẵn, kể cả các nội dung trong khung văn bản. Hình dưới cho thấy hình ảnh che lấp (và không che) một phần khung văn bản. Vì thế chúng ta thường phải thay đổi vị trí của các hình ảnh.
• Ngoài ra, ta còn có thể thay đổi thứ tự xuất hiện của các hình ảnh mà không cần thay đổi vị trí của chúng bằng các bước sau:
◦ 1. Chọn hình ảnh cần chuyển lên lớp trên (hoặc đưa xuống lớp dưới).
◦ 2. Nháy nút phải chuột lên hình ảnh để mở bảng chọn tắt.
◦ 3. Nháy vào Order rồi chọn Bring to Front để chuyển hình ảnh lên trên hoặc Send to Back để đưa xuống dưới (hình 6).
• Có thể sử dụng các thao tác chọn, thay đổi vị trí, kích thước và thứ tự nói trên cho mọi đối tượng khác trên trang chiếu (như khung văn bản, đoạn phim, ...).
• Nháy nút ở góc trái, bên dưới cửa sổ để sao chép và di chuyển trang chiếu.
• Trong chế độ sắp xếp ta có thể thực hiện các thao tác sau với trang chiếu:
◦ Chọn trang chiếu: Nháy chuột trên trang chiếu cần chọn. Nhấn giữ phím Ctrl trong khi nháy chuột để chọn nhiều trang chiếu.
◦ Sao chép toàn bộ trang chiếu: chọn trang chiếu cần sao chép và nháy nút Copy trên thanh công cụ, sau đó nháy chuột vào vị trí cần sao chép và nháy nút Paste .
◦ Di chuyển toàn bộ trang chiếu: Tương tự như thao tác sao chép, nhưng sử dụng nút Cut thay cho nút Copy .
• Lưu ý: Tương tự như khi soạn thảo văn bản, em cũng có thể thực hiện thao tác kéo thả chuột thay cho sử dụng các nút lệnh nói trên.
Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 9 Bài 10: Thêm hình ảnh vào trang chiếu
Câu 1: Để lưu một đoạn văn bản đã được chọn vào vùng nhớ đệm (clipboard) mà không làm mất đi đoạn văn bản đó ta nhấn tổ hợp phím
A. Ctrl + X
B. Ctrl + Z
C. Ctrl + C
D. Ctrl + V
Để lưu một đoạn văn bản đã được chọn vào vùng nhớ đệm (clipboard) mà không làm mất đi đoạn văn bản đó (sao chép) ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.
→ Đáp án C
Câu 2: Muốn mở một tập tin đã tồn tại trên đĩa, sau khi khởi động PowerPoint ta nhấn tổ hợp phím
A. Ctrl + O
B. Ctrl + N
C. Ctrl + S
D. Ctrl + C
Muốn mở một tập tin đã tồn tại trên đĩa, sau khi khởi động PowerPoint ta nhấn tổ hợp phím Ctrl + O hoặc chọn File -> Open
→ Đáp án A
Câu 3:Muốn bật hoặc tắt thanh công cụ Drawing trên màn hình PowerPoint, người sử dụng phải
A. Chọn Insert -> Drawing
B. Chọn Insert -> Toolbar -> Drawing
C. Chọn View -> Drawing
D. Chọn View -> Toolbar -> Drawing
Muốn bật hoặc tắt thanh công cụ Drawing trên màn hình PowerPoint, người sử dụng phải chọn View -> Toolbar -> Drawing.
→ Đáp án D
Câu 4: Thao tác để chèn hình ảnh có sẵn vào trang chiếu:
A. Insert → Picture → Clip art
B. Insert → Picture → From File
C. Insert → Picture
D. Insert → Clip art
Thao tác để chèn hình ảnh có sẵn vào trang chiếu là: chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh và sau đó chọn lệnh Insert → Picture → From File. Sau đó chọn thư mục lưu tệp và chọn ảnh rồi nhấn Insert. Hoặc có thể chèn bằng cách Copy và Paste.
→ Đáp án B
Câu 5: Muốn dùng một hình ảnh nào đó đã có trong đĩa để làm nền cho các slide trong giáo án điện tử, sau khi chọn Format -> Background -> Fill Effects ta chọn
A. Picture
B. Texture
C. Pattern
D. Gradient
Muốn dùng một hình ảnh nào đó đã có trong đĩa để làm nền cho các slide trong giáo án điện tử, sau khi chọn Format -> Background -> Fill Effects ta chọn Picture
→ Đáp án A
Câu 6: Để chuyển một hình ảnh được chọn xuống bên dưới ta thực hiện nháy chuột phải lên hình ảnh chọn Order. Sau đó chọn:
A. Bring Forward.
B. Send to Back.
C. Bring to Front.
D. Send Backward.
Để chuyển một hình ảnh được chọn chuyển xuống dưới ta thực hiện theo trình tự: Nháy chuột phải lên hình ảnh →® Order →® Send to Back (chuyển xuống dưới).
→ Đáp án C
Câu 7: Nếu chọn 5 ô liên tiếp trên cùng một cột của bảng biểu, đưa chuột vào vùng ô đó, nhấn chuột phải và chọn Insert Rows thì ta đã
A. Thêm vào bảng 5 ô
B. Thêm vào bảng 5 dòng
C. Thêm vào bảng 5 cột
D. Thêm vào bảng 1 dòng
Tương tự Word, Nếu chọn 5 ô liên tiếp trên cùng một cột của bảng biểu, đưa chuột vào vùng ô đó, nhấn chuột phải và chọn Insert Rows thì ta đã thêm vào bảng 1 dòng
→ Đáp án D
Câu 8: Sắp xếp các thao tác sau theo thứ tự đúng để chèn hình ảnh vào trang chiếu:
1. Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh
2. Chọn lệnh Insert → Picture → From File
3. Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào
4. Chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert
A. (3) - (2) - (1) - (4)
B. (1) - (2) - (3) - (4)
C. (4) - (2) - (1) - (3)
D. (4) - (1) - (2) - (3)
Trả lời: các thao tác sau để chèn hình ảnh vào trang chiếu: + Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào + Chọn lệnh Insert → Picture → From File + Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh + Chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert
Trả lời: các thao tác sau để chèn hình ảnh vào trang chiếu:
+ Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào
+ Chọn lệnh Insert → Picture → From File
+ Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh
+ Chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert
→ Đáp án A
Câu 9: Chèn hình ảnh vào trang chiếu có tác dụng:
A. Trực quan hơn
B. Sinh động và hấp dẫn hơn
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Chèn hình ảnh vào trang chiếu có tác dụng trực quan hơn và dễ gây ấn tượng hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.
→ Đáp án C
Câu 10: Với phần mềm trình chiếu, em có thể chèn những đối tượng nào vào trang chiếu để minh hoạ nội dung?
A. Các tệp hình ảnh và âm thanh
B. Các đoạn phim ngắn
C. Bảng và biểu đồ
D. Tất cả các đối tượng trên
Với phần mềm trình chiếu, em có thể chèn những đối tượng các tệp hình ảnh và âm thanh, các đoạn phim ngắn, bảng và biểu đồ…
→ Đáp án D
BÀI 11 : TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG
1. HIỆU ỨNG ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG
- Giúp thu hút sự chú ý tới nội dung trang chiếu và làm sinh động quá trình trình bày.
è Giúp nhấn mạnh thông tin trang chiếu, điều khiển hiệu quả quá trình truyền đạt thông tin.
- Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng động có trên dãy lệnh Animations
è Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau:
- B1: Chọn đối tượng trên trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động.
- B2: Mở dải lệnh Animations.
- B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong Animations.
*Lưu ý: Chỉ một số hiệu ứng thường dùng được hiển thị sẵn trên dải lệnh. Nếu muốn tùy chọn thêm các hiệu ứng động khác em có thể nháy nút More để lựa chọn.
2. HIỆU ỨNG CHUYỂN TRANG CHIẾU
- Hiệu ứng chuyển trang chiếu là thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu.
- Giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn, sinh động và thu hút sự chú ý.
- Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu có trên dãy lệnh Transitions
è Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau:
- B1: Chọn trang chiếu cần tạo hiệu ứng.
- B2: Mở dãy lệnh Animations và chọn kiểu chuyển hiệu ứng chuyển trang chiếu trong nhóm Transitions to This Slide.
- B3: Nháy lệnh Apply To All trong nhóm Timing để áp dụng hiệu ứng chuyển cho mọi trang chiếu.
- None (không hiệu ứng) là ngầm định.
- Ngoài 3 bước trên, trong nhóm Timing em có thể chọn các tùy chọn để thiết lập thời gian cho hiệu ứng chuyển trang chiếu.
+ Duration: Thiết lập thời gian thực hiện hiệu ứng chuyển.
+ On Mouse Click: Trang chiếu chỉ xuất hiện khi nháy chuột lúc trình chiếu.
+ After: Nhập TG để tự động chuyển trang sau 1 khoảng thoi gian trình chiếu.
3. SỬ DỤNG CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG.
- Sử dụng hiệu ứng động giúp việc trình chiếu sinh động và hấp dẫn hơn.
- Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng sẽ gây ra tác dụng ngược lại.
- Sử dụng hợp lí các hiệu ứng động là một điều quan trọng.
- Cần cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp cho nội dung trang chiếu rõ ràng và hiệu quả hơn hay không.
4. MỘT VÀI LƯU Ý KHI TẠO BÀI TRÌNH CHIẾU.
- Để có một bài trình chiếu đẹp, hấp dẫn và phục vụ tốt cho nội dung cần trình bày thì ý tưởng của người tạo bài trình chiếu là quan trọng nhất.
1. Xây dựng dàn ý của bài trình chiếu và chọn nội dung văn bản cũng như hình ảnh và các đối tượng khác một cách thích hợp.
2. Nội dung của mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào mộtý chính.
3. Nội dung văn bản trên mỗi trang chiếu càng ngắn gọn càng tốt. Không nên có quá nhiều mục liệt kê trên một trang chiếu.
4. Màu nền và định dạng văn bản, kể cả vị trí các khung văn bản cần được sử dụng thống nhất trên trang chiếu.
* Khi tạo nội dung cho trang chiếu cần tránh:
- Các lỗi chính tả.
- Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ.
- Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu.
- Màu nền và màu chữ khó phân biệt.
1. Đọc bài viết “Lịch sử máy tính” (sgk trang 109→111) để lập dàn ý làm nội dung để tạo bài trình chiếu về chủ đề này.
Em có thể tham khảo dàn ý sau:
Trang 1: Lịch sử máy tính
Trang 2: Máy tính điện tử đầu tiên
•Có tên là ENIAC
• Khởi công năm 1943, hoàn thành năm 1946
Trang 3: ENIAC
• Rất lớn và nặng
• Có bộ nhớ và hoạt động theo chương trình
• Được chế tạo dựa trên nguyên lí của Phôn Nôi-man
Trang 4: Một vài máy tính lớn khác
• Nhiều máy tính lớn khác được chế tạo sau đó, trong đó có UNIVAC 1 (1950), máy tính IBM 360 (1964),…
Trang 5: Máy tính cá nhân đầu tiên
• Có tên là Micral
• Do ông Trương Trọng Thi (người Việt sống ở Pháp) và đồng nghiệp phát minh (1973)
Trang 6: Máy tính cá nhân IBM
• Là sản phẩm của hãng IBM
• Có tên là IBM PC/XT (1983)
• Phần lớn máy tính cá nhân hiện nay được sản xuất dựa trên máy tính IBM
Trang 7: Một số dạng máy tính ngày nay
• Máy tính lớn
• Siêu máy tính
• Máy tính xách tay
• Máy tính bảng
• Máy trợ giúp cá nhân
*Hình ảnh có trong thẻ (trang) "Tài liệu"
2. Tạo bài trình chiếu.
- Bước 1: Khởi động PowerPoint.
Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình khởi động của Windows:
- Bước 2: Tạo màu nền thích hợp cho trang chiếu.
+ Nháy lệnh New Slide trong nhóm Slides trên dải lệnh Home để chèn thêm trang chiếu mới:
+ Nháy chọn trang chiếu trong ngăn bên trái. Mở dải lệnh Design và nháy nút phía dưới, bên phải nhóm lệnh Background để hiển thị hộp thoại Format Background. Thực hiện các tùy chọn để định dạng màu nền cho trang chiếu.
- Bước 3: Áp dụng mẫu bố trí thích hợp cho từng trang chiếu, nhập nội dung văn bản và chèn hình ảnh tương ứng vào các trang chiếu.
* Áp dụng mẫu bố trí thích hợp cho từng trang chiếu.
Chọn lần lượt các trang chiếu trong cột bên trái. Nháy lệnh Layout trong nhóm Slides trên dải lệnh Home và nháy chuột vào mẫu bố trí hai cột trong danh sách hiện ra:
* Chèn thêm hình ảnh vào các trang chiếu của bài trình chiếu.
+ Sử dụng lệnh Picture trong nhóm Images (trên dải lệnh Insert) để chèn các hình ảnh thích hợp vào mỗi trang chiếu.
+ Kéo thả chuột để thay đổi vị trí, tăng giảm kích thước của các hình ảnh trên các trang chiếu để có kết quả trình bày hợp lí.
- Bước 4: Định dạng văn bản nhất quán trên các trang chiếu, lưu ý màu chữ.
* Định dạng trang chiếu: Sử dụng các lệnh trong hai dải lệnh Home và dải lệnh Design để định dạng trang chiếu.
- Bước 5: Đặt hiệu ứng thống nhất để chuyển trang chiếu.
Để tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu, em thực hiện theo các bước:
1. Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng.
2. Mở dải lệnh Transitions và chọn kiểu hiệu ứng chuyển trang chiếu trong nhóm Transition to This Slide.
3. Nháy lệnh Apply To All trong nhóm Timing nếu muốn áp dụng kiểu hiệu ứng chuyển đã chọn cho mọi trang chiếu của bài trình chiếu; nếu không, hiệu ứng chỉ được áp dụng cho các trang chiếu đã được chọn trước.
- Bước 6: Đặt hiệu ứng động cho các đối tượng trên các trang chiếu.
Để tạo hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu, em thực hiện theo các bước:
1. Chọn đối tượng trên trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động.
2. Mở dải lệnh Animations.
3. Nháy chuột chọn hiệu ứng động thích hợp trong nhóm Animations.
→ Kết quả:
3. Trình chiếu để kiểm tra, chỉnh sửa và lưu kết quả.
* Nháy nút Slide Show ở phía dưới bên phải thanh trạng thái (hoặc mở dải lệnh Slide Show và sử dụng lệnh From Beginning trong nhóm Start Slide Show) để trình chiếu kết quả.
* Lưu bài trình chiếu: Để lưu kết quả làm việc, chọn lệnh Save trong bảng chọn File. Cửa sổ Save As hiện ra, em thực hiện chọn thư mục lục để lưu, đặt tên bài trình chiếu và nháy Save để lưu.
Tham khảo bài “Lịch sử máy tính” (sgk trang 109→111) để thực hiện.
Câu 1: Các hiệu ứng động làm cho việc trình chiếu trở nên:
A. thu hút sự chú ý
B. Hấp dẫn
C. sinh động
D. tất cả đáp án trên
Các hiệu ứng động làm cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn, sinh động và thu hút sự chú ý. Nhưng cần lưu ý rằng sử dụng quá nhiều hiệu ứng có thể không giúp đạt mục đích mà có thể gây ra tác dụng ngược.Vì vậy sử dụng hiệu ứng động hợp lí là một điều quan trọng.
→ Đáp án D
Câu 5: Chọn phát biểu sai:
A. Khi tạo hiệu ứng động cho một khối văn bản ta có thể cho xuất hiện lần lượt từng từ trong khối văn bản khi trình chiếu
B. Sau khi đã tạo hiệu ứng động cho một đối tượng nào đó ta không thể thay đổi kiểu hiệu ứng cho đối tượng đó
C. Có thể thực hiện hiệu ứng chuyển trang cho 1 slide bất kỳ trong bài trình diễn
D. Có thể thực hiện hiệu ứng chuyển trang cho tất cả các slide trong bài trình diễn
Khi tạo hiệu ứng động cho một khối văn bản ta có thể cho xuất hiện lần lượt từng từ trong khối văn bản khi trình chiếu, Có thể thực hiện hiệu ứng chuyển trang cho 1 slide bất kỳ hoặc tất cả các slide trong bài trình diễn. Vì vậy có thể thay đổi kiểu hiệu ứng cho các dối tượng trong slide tùy ý.
→ Đáp án B
Câu 6: Khi tạo các hiệu ứng chuyển trang chiếu, cùng với kiểu hiệu ứng ta còn có thể tuỳ chọn các mục nào sau đây?
A. Thời điểm xuất hiện.
B. Hình ảnh xuất hiện.
C. Âm thanh đi kèm.
D. Cả a và c đúng.
Khi tạo các hiệu ứng chuyển trang chiếu, cùng với kiểu hiệu ứng ta còn có thể tuỳ chọn: thời điểm xuất hiện, âm thanh đi kèm, tốc độ xuất hiện.
→ Đáp án D
Câu 8: Thao tác chọn File -> Close dùng để
A. lưu tập tin hiện tại
B. mở một tập tin nào đó
C. đóng tập tin hiện tại
D. thoát khỏi Powerpoint
Thao tác chọn File -> Close dùng để đóng tập tin hiện tại.
→ Đáp án C
Câu 9: Khi đang trình chiếu (Slide Show) một bài trình diễn, muốn chuyển sang màn hình của một chương trình ứng dụng khác (đã mở trước) để minh họa mà không kết thúc việc trình chiếu, ta phải
A. nhấn tổ hợp phím Ctrl + Tab
B. nhấn tổ hợp phím Shift + Tab
C. nhấn tổ hợp phím Alt + Tab
D. nhấn tổ hợp phím Esc + Tab
Khi đang trình chiếu (Slide Show) một bài trình diễn, muốn chuyển sang màn hình của một chương trình ứng dụng khác (đã mở trước) để minh họa mà không kết thúc việc trình chiếu, ta phải nhấn tổ hợp phím Alt + Tab.
→ Đáp án C
Câu 10: Nên sử dụng các hiệu ứng động ở mức độ:
A. Càng nhiều càng tốt
B. Mỗi nội dung nên tạo nhiều hiệu ứng
C. Mức độ vừa phải
D. Không nên tạo hiệu ứng động
Các hiệu ứng động làm cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn, sinh động và thu hút sự chú ý. Nhưng sử dụng quá nhiều hiệu ứng có thể không giúp đạt mục đích mà có thể gây ra tác dụng ngược.Vì vậy sử dụng hiệu ứng động hợp lí, ở mức độ vừa phải là một điều quan trọng.
→ Đáp án C